Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện

Sau khi thành lập công ty, nhu cầu thành lập văn phòng đại diện (thành lập VPDD) hiện đang được rất nhiều công ty thực hiện nhằm tiếp cận thị trường mới, mở rộng thị phần, mở rộng quy mô, tăng uy tín công ty, xây dựng hình ảnh thương hiệu và sau đó là đánh giá mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh thu được từ việc thành lập văn phòng  này.

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện (Thành lập VPDD) trong nước bao gồm:

-Thông báo về việc lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật ký tên)

-Quyết định của HĐTV/HĐQT về việc thành lập VPDD (do Chủ tịch HĐTV /Chủ tịch HĐQT ký tên)

-Bản sao biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện (có đầy đủ chữ ký của Chủ tọa, các thành viên/cổ đông dự họp và thư ký).

-Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (người đứng đầu văn phòng đại diện có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc cá nhân khác được đại diện theo pháp luật bổ nhiệm).

-Bản sao hợp lệ CMND/Passport của người đứng đầu văn phòng đại diện (đối với cá nhân là người Việt Nam)

-Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu (đối với cá nhân là người nước ngoài)

Một số hướng dẫn chi tiết khi mở văn phòng đại diện:

+Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề của văn phòng đại diện chỉ được đăng ký là: Giao dịch và tiếp thị.

+Cách ghi địa chỉ văn phòng đại diện khi thành lập:

Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chi nhánh chưa có số nhà, doanh nghiệp liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh không xem xét giải quyết các trường hợp địa chỉ trụ sở chưa đầy đủ theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp.

Ví dụ:  + 20 Đường số 2, Phường 4, Quận 8, TPHCM
+ 1320 Ấp 5, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TPHCM

+Hướng dẫn về cách đặt tên cho văn phòng đại diện:

(Quy định tại Thông tư 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp)

Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”  đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện.

Ví dụ:

-Công ty Kế toán và Tư vấn Luật Hùng Phát – Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh

-Văn phòng đại diện-Công ty Kế toán và Tư vấn Luật Hùng Phát

Ngoài tên bằng tiếng Việt,  văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

 

Quy trình thực hiện

  • Khách hàng cung cấp cho laSun

    – Giấy phép kinh doanh sao y công ty mẹ đã được sắp xếp mã ngành nghề
    – Điều lệ đóng dấu treo và giáp lai của công ty mẹ (đối với các cty khác tỉnh, thành phố)
    – Tên văn phòng đại diện
    – Địa chỉ văn phòng đại diện
    – Thông tin và sao y CMND của người đứng đầu văn phòng đại diện

  • Nhiệm vụ của laSun

    – Soạn hồ sơ pháp lý
    – Đại diện cho doanh nghiệp gửi hồ sơ lên Sở KH& ĐT

Chi phí trọn gói

Chi phí sắp xếp lại mã ngành nghề (Đối với các giấy phép chưa có mã ngành)

300.000 VND

Chi phí dịch vụ

700.000 VND

Có thể bạn quan tâm